Ở Việt Nam Ngân_phiếu

Từ năm 2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ ngừng việc phát hành ngân phiếu thanh toán, vì cho rằng đây là một đòi hỏi cấp thiết, vì nó giúp việc thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, hạn chế một số tiêu cực về kinh tế như buôn lậu, gian lận thương mại…

Như vậy, tính đến năm 2002, tại Việt Nam, ngân phiếu thanh toán đã tồn tại 10 năm. Riêng trong năm 2001, Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế phát hành ngân phiếu thanh toán mệnh giá cao, đồng thời phát hành giấy bạc 100.000 đồng.[3] Ngân hàng Nhà nước đã phát hành ngân phiếu thanh toán mệnh giá 1 triệu đồng, có thời hạn lưu hành đến hết 31/3/2002. Đây là đợt phát hành ngân phiếu cuối cùng nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.[4]

Theo Nhà nước Việt Nam, việc ngưng phát hành ngân phiếu thanh toán là nhằm góp phần thúc đẩy, phát triển các thể thức thanh toán khác vận hành tốt hơn, tập dần để người dân chấp nhận các thể thức thanh toán khác, nhằm từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hòa nhập vào tiến trình hội nhập quốc tế. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc bỏ ngân phiếu là do trong thực tế, tỷ lệ thanh toán bằng ngân phiếu rất thấp, chỉ chiếm 3-4% trong tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt. Do đó, có thể nói việc hủy bỏ ngân phiếu sẽ tác động tới thị trường không lớn và không gây xáo trộn trong hoạt động giao dịch, mua bán làm ăn.

Việc thu đổi ngân phiếu thanh toán quá thời hạn lưu hành được thực hiện theo Quyết định số 1839/2005/QĐ-NHNN ngày 19/12/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được thực hiện đến hết ngày 31/12/2007, kể từ ngày 01/01/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấm dứt thu đổi ngân phiếu thanh toán quá thời hạn lưu hành.[5]

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong một động thái tiếp theo đã phải ban hành Quyết định số 1839 về việc thu đổi ngân phiếu thanh toán quá hạn lưu hành. Nội dung chính là chấp nhận đổi ngân phiếu thanh toán quá hạn lưu hành đến hết năm 2007 với mức phí 5%. Theo đó, từ nay đến hết ngày 31/12/2007, các tổ chức và cá nhân có ngân phiếu thanh toán quá hạn lưu hành sẽ được thu đổi tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.[6]

Liên quan